Kinh Nghiệm Đổ Bê Tông Cốt Thép Đúng Kỹ Thuật
Một công trình xây dựng chỉ thật sự vững chắc khi bê tông được đổ đúng kỹ thuật và quy chuẩn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và có kinh nghiệm đổ bê tông cột nhà. Vậy bạn cần lưu ý những gì để việc đổ bê tông trở nên dễ dàng hơn mà hiệu quả chất lượng công trình lại được đảm bảo? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những kinh nghiệm về vấn đề này nhé!
Hầu hết các công trình xây dựng hiện nay ít nhiều đều có sử dụng bê tông cốt thép. Vậy quá trình đổ bê tông cốt thép là như thế nào, cần lưu ý những gì để thi công thuận lợi, không bị mắc phải những sai sót kỹ thuật không đáng có. Xây dựng Hưng Long chia sẻ những lưu ý quan trọng khi đổ bê tông cốt thép trong bài viết sau.
Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông
Để có được ngôi nhà đẹp, chủ đầu tư cần có quá trình chuẩn bị chu đáo. Kể cả về thiết kế, đến thi công. Quá trình chuẩn bị trước khi đổ bê tông, chủ đầu tư cần chuẩn bị các bước như sau:
- Chuẩn bị, tính toán nhân lực, máy móc thiết bị đảm bảo cho quy trình đổ bê tông.
- Tính toán thời gian đổ bê tông.
- Tính toán mặt bằng thi công đổ bê tông.
- Đảm bảo về mặt an toàn khi thi công trong quá trình tiến hành đổ bê tông cột, dầm, sàn.
- Dọn dẹp, dội nước làm sạch cốt pha, cốt thép.
- Kiểm tra các khuôn đúc về các tiêu chuẩn hình dáng, kích thước, thời gian sử dụng.
- Kiểm tra cốt thép, giàn giáo, sàn thao tác, chuẩn bị ván gỗ để làm sàn công tác chu đáo. Đảm bảo an toàn khi đổ bê tông cốt thép đối với người lao động.
- Kiểm tra số lượng và chất lượng vật liệu xây dựng: cát, đá, xi măng, sắt thép,… để đảm bảo rằng chúng đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật của công trình. Nếu chất lượng của cát, đá, xi măng,… không tốt thì chất lượng của bê tông cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế bước chuẩn bị xi măng, cát, đá xây dựng là rất quan trọng. Vậy nên bạn nên chú ý vào các vật liệu xây dựng này.
- Kiểm tra máy móc, thiết bị phục vụ công đoạn thi công như máy đầm bê tông, máy trộn bê tông, máy bơm bê tông, máy mài sàn bê tông, máy xóa nền phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Nên sử dụng máy đầm bàn khi đổ bê tông sàn mỏng hơn 30cm hoặc dầm sàn.
- Sử dụng đầm rung, đầm dùi chạy xăng hoặc chạy điện đối với sàn có chiều dày lớn hơn 30cm. Các chi tiết bê tông như cột, tường, vách.
- Kiểm tra sàn đổ bê tông phải đạt tiêu chuẩn nhẵn, không ngập nước.
Nguyên tắc đổ bê tông đúng kỹ thuật như sau:
- Phải đổ liên tục, không được ngừng tùy tiện giữa chừng. Nếu ngừng phải chọn những vị trí chịu lực mô men uốn nhỏ.
- Mới đổ bê tông xong phải che chắn, chống bụi hoặc trời mưa ẩm ướt.
- Đối với các chi tiết cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì cần đổ liên tục.
- Đổ liên tục từng đoạn 1,5m đối với các chi tiết cột có cạnh nhỏ hơn 40cm. Tường có chiều dày nhỏ hơn 15cm và các cột bất kỳ nhưng có đai cốt thép chồng chéo.
- Đảm bảo cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý cho cột và tường.
- Chiều dày lớp đổ bê tông phải tuân theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để phù hợp với bán kính tác dụng của dầm.
- Trong trường hợp ngừng đổ bê tông quá thời hạn quy định thì phải xử lý bề mặt bê tông.
Quy trình đổ bê tông cột, dầm sàn
Đổ bê tông cột:
- Khi đổ bê tông cột vào các khối đổ phải thông qua các cửa và máng đổ.
- Chiều cao rơi tự do khi đổ bê tông là không quá 2m để tránh văng ra ngoài.
- Đầm được đưa vào trong để có thể đầm theo phương thẳng đứng, cần sử dụng đầm dùi, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm từ 30 – 50cm, với thời gian đầm khoảng từ 20 – 40s/1 lần.
- Khi thực hiện đổ bê tông ở những vị trí có kết cấu cửa, khi đổ đến cửa đổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên.
- Trong khi đổ bê tông cột, lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường bị ứ đọng ở đáy cột. Chính vì thế khi đổ bê tông nên đổ thêm một lớp vữa xi măng dày khoảng từ 10 – 20cm.
Đổ bê tông dầm:
- Trong công trình nhà ở dân dụng, thì thông thường chiều cao của dầm ít khi vượt quá 50cm, còn người ta thường tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Một điểm nữa là dầm được đổ bê tông theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m và đạt tới cao độ dầm rồi mới tiếp tục với các đoạn kế tiếp.
- Còn khi đổ bê tông toàn khối dầm, cần chú ý sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm từ 3 – 5cm thì nên dừng lại từ 1 – 2 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót, sau đó mới tiếp tục đổ bê tông dầm và bản sàn.
Đổ bê tông sàn:
- Sàn là một trong những cấu kiện bê tông cốt thép, giúp chịu lực trên mặt phẳng ngang. Cấu tạo của sàn giống như một tấm lưới ô vuông bằng thép, có thể nói đây là phần chịu lực chính. Do đó, sàn thường gặp hiện tượng võng nếu khoảng cách giữa các thanh thép quá nhỏ so với yêu cầu hoặc bê tông sàn không có đủ chiều dày.
- Bê tông thi công sàn hiện nay có mặt cắt ngang rộng, với chiều dày nhỏ hơn. Do vậy, không cần cốt thép khung và đai, còn chiều dày sàn thường từ 8 đến 10cm.
- Mặt sàn hiện nay được chia thành từng dải để đổ bê tông cốt thép và mỗi dải có chiều rộng từ 1 đến 2m. Đồ bê tông vào dầm cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5 đến 10cm rồi tiếp tục đổ bê tông sàn.
Lưu ý quan trọng khi đổ bê tông
- Khi đổ bê tông thì nên đổ từ vị trí xa nhất so với vị trí tiếp nhận nguyên liệu sau đó lùi dần về vị trí gần hơn. Tránh không để nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo các mặt vách hộp cốp pha là được.
- Chiều cao rơi tự do của bê tông, khoảng cách từ miệng ống đổ bê tông tới mặt đáy vần đổ bê tông cốt thép là không quá 1,5 đến 2m để tránh phân tầng bê tông.
- Cần dùng loại dầm thích hợp cho từng loại kết cấu bê tông như: đầm dùi cho cốt và dầm, đầm bàn cho sàn.
- Nên đổ bê tông liên tục trong suốt quá trình, không tự tiện dừng lại tránh gây ra những trục trặc không đáng có trong quá trình đổ bê tông.
- Một yếu tố cần lưu ý đó là tránh đổ bê tông trong điều kiện thời tiết có mưa hoặc ẩm ướt sẽ khiến bê tông không đạt được chất lượng đảm bảo cho công trình.
- Còn bê tông cột có chiều cao < 5m và tường có chiều cao < 3m thì nên đổ bê tông liên tục.
Thực hiện đúng và tuần tự các bước đổ bê tông:
Với lĩnh vực xây dựng, cho dù là những công trình dân sinh nhỏ nhất hay các khu biệt thự, trường học, bệnh viện thì yếu tốt chắc chắn và an toàn của bê tông phải được đặt lên hàng đầu. Do đó, đòi hỏi bạn phải biết được các bước thực hiện đổ bê tông. Và đây cũng chính là kinh nghiệm đổ bê tông cột nhà quan trọng nhất. Cụ thể đó là các bước:
Bước 1: Xác định đúng trục cột, tim cột và vị trí cột.
Bước 2: Tiến hành lắp ráp và dựng cốt thép.
Bước 3: Lắp dựng ván khuôn cột (cốp pha).
Bước 4: Thực hiện đổ bê tông cho cột.
Bước 5: Tháo dỡ cốp pha và bảo dưỡng cột.
Bước 6: Thực hiện trang trí cột theo yêu cầu của chủ thầu.
Muốn cột bê tông sau khi đổ được chắc chắn cần làm gì?
Cho dù đổ bê tông cột nhà cao tầng hay bệnh viện, biệt thự… thì bạn cũng cần phải thực hiện các chú ý sau để bê tông cột được chắc chắn:
- Cần dùng máng nghiêng cho bê tông cột có độ cao trên 2m, dùng ống vòi voi với độ cao từ 5 đến 10m.
- 30cm là giới hạn tối đa về chiều dày của 1 lớp đổ bê tông.
- Khi bê tông móng cột đã được đông cứng thì bạn mới đổ bê tông cột. Vì có như vậy thì móng đổ mới có thể chịu tải được.
- Phần bê tông ở giữa cốt thép cần phải được làm sạch trước khi đổ bê tông cột bằng cách tưới nước rửa sạch. Sau đó, dùng nước pha với xi măng (loãng) dội lên. Vì như vậy sẽ giúp phần bê tông mới liên kết được với phần bê tông cũ.
- Cần đảm bảo đủ phần cốt thép bên trong. Nếu cốt thép ít thì phải chắc rằng nó không bị xoắn hay uốn cong. Còn nếu nhiều thì bạn phải gõ bên ngoài cốp pha và đâm chọc kỹ các ngách. Điều này sẽ giúp đổ bê tông cột không bị rỗ.
Với các thông tin mà Xây dựng Hưng Long cung cấp phía trên, hi vọng sẽ giúp khách hàng hiểu rõ sự quan trọng của khâu đổ bê tông trong thi công xây dựng nhà ở. Nếu quý khách hàng thắc mắc hoặc cần tư vấn hỗ trợ, hãy gọi ngay vào số Hotline: 0798.893.389 – 0941.324.342 của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp tận tình.